Nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm từ muỗi đã được biết đến rất nhiều, nhất là vào mùa mưa bão. Vì vậy, để phòng muỗi đốt, nhiều gia đình đã tự trang bị cho mình những bình xịt muỗi siêu năng được quảng cáo tràn lan trên thị trường.
Lợi thì có lợi, tuy nhiên, có những tác hại mà người dùng không hề biết đến…
Thuốc xịt muỗi -“lợi bất cập hại”
Hiện nay, trên thị trường bán tràn lan các loại thuốc xịt muỗi với nhiều nơi sản xuất. Nhiều người có thói quen sử dụng thuốc xịt muỗi theo cảm tính loại nào cũng được miễn diệt được muỗi, hay nghe theo lời của chủ bán hàng tư vấn. Khi sử dụng thuốc xịt muỗi không rõ nguồn gốc và tiếp xúc với hóa chất trong thuốc xịt muỗi thì người sử dụng có nguy cơ đối diện với ngộ độc rất cao.
Đã gọi là thuốc diệt thì chắc chắn rằng hóa chất đó có độc, lạm dụng thuốc xịt muỗi, dùng bừa bãi sẽ gây nên hậu quả cho cơ thể người dùng. Rất nhiều trường hợp bị ngộ độc thuốc diệt muỗi phải vào bệnh viện cấp cứu.
Trên thực tế, hóa chất xịt muỗi cũng chỉ đuổi muỗi được 2-3 ngày chứ không phải cả tháng như lời quảng cáo. Những bình thuốc xịt muỗi có mùi hóa chất rất khó chịu, khi dùng người hít phải có thể gây buồn nôn, khó thở. Có những trường hợp người dùng bị dị ứng với da, gây mẩn ngứa khắp người.Nếu không sử dụng đúng cách và liều lượng, người dùng sẽ bị sốc thuốc, ngộ độc thuốc và thậm chí là tử vong.
Cần thận trọng khi dùng các loại thuốc xịt chống muỗi cho trẻ nhỏ.
DEET là gì?
Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc mà đa phần đều có chứa DEET. Chất này được biết đến là thành phần chính trong các thuốc diệt muỗi và côn trùng. DEET được tạo thành bởi phản ứng giữa clorua axit và axit benzoic 3-methyl với diethylamine..
DEET ức chế hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh acetylcholin – là loại enzym đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát cơ bắp của côn trùng và động vật có vú khiến cho acetylcholine tích tụ quá nhiều ở các khe khớp thần kinh gây tê liệt thần kinh và tử vong do ngạt thở. Tuỳ theo nồng độ DEET mà hiệu quả chống muỗi khác nhau: Nồng độ100% thời gian chống muỗi là 12 giờ, nồng độ 20- 30% thời gian chống muỗi là 3-6 giờ. Tuy nhiên, theo nghiên cứu gần đây thuộc Trung tâm Nghiên cứu Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London thì muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết và truyền Zika đang kháng với DEET, do đó, hiệu quả chống muỗi của DEET không còn cao như trước.
Ngoài ra, DEET cũng khá nguy hiểm cho sức khỏe của con người nếu sử dụng với nồng độ vượt mức cho phép, nhất là đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nó có thể tác động đến hệ hô hấp gây khó thở, tác động đến hệ thần kinh gây tổn thương não.Đặc biệt hơn, tác hại phơi nhiễm chất DEET có thể trầm trọng hơn khi hoá chất nguy hiểm này kết hợp với một số hoá chất có trong các thuốc khác, nhất là với các loại kem chống nắng.
Khuyến cáo về việc sử dụng các loại thuốc chống muỗi
Trước khi sử dụng thuốc xịt muỗi, nên chú ý: Kiểm tra thành phần và nồng độ DEET. Khi sử dụng thuốc xịt muỗi, nên chú ý đến nguồn gốc của thuốc, thành phần hóa chất và sử dụng thuốc với liều lượng thích hợp, tránh dùng thường xuyên. Khi xịt thuốc, cần đưa trẻ em và phụ nữ có thai ra khỏi vùng có thuốc xịt muỗi, nên trang bị đồ bảo hộ khi dùng.
Trẻ dưới 2 tháng tuổi tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm có chứa DEET với bất kỳ nồng độ nào.
Trẻ từ 2 tháng đến 2 tuổi chỉ sử dụng 1 lần/ngày và nồng độ DEET dưới 10%.
Trẻ từ 2 tuổi đến 12 tuổi có thể sử dụng 3 lần/ngày với nồng độ DEET dưới 10%.
Để bảo vệ an toàn tuyệt đối cho sức khỏe bạn và gia đình bạn, thay vì dùng thuốc xịt muỗi, nhà bạn nên trang bị cửa lưới chống muỗi an toàn trong nhà. Một phương pháp không thể nào đạt hiệu quả tối ưu mà cần có nhiều phương pháp phối hợp, trong đó việc phát quang bụi rậm, lấp ao tù nước đọng giữ gìn môi trường sống là điều quan trọng nhất.